Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Bugatti Veron

Các công đoạn chế tạo "Ông Hoàng Tốc Độ"- Bugatti Veron.

Nhắc đến một chiếc siêu xe sở hữu động cơ 16 xi-lanh, công suất 1.001 mã lực, tăng tốc từ 0-100 km/h trong 2,5 giây, đạt tốc độ tối đa 407 km/h và giá bán lên đến 1,7 triệu USD, đó chỉ có thể là Bugatti Veyron - siêu xe thương mại nhanh nhất và đắt nhất thế giới.
Bugatti được sáng lập từ năm 1909 bởi một người đàn ông Pháp là Ettore Bugatti. Tuy nhiên, trước những biến động của thị trường, hãng này phải đóng cửa vào năm 1952. Sau đó, cái tên Bugatti được khôi phục vào cuối những năm 1980 bởi một doanh nhân người Ý, nhưng chỉ tiếp tục trụ được đến năm 1995.
Thương hiệu Bugatti chỉ thực sự được “cứu sống” khi tập đoàn Volkswagen vào cuộc năm 1998. Đến năm 2001, họ quyết định tạo ra một chiếc siêu xe nhanh nhất thế giới, và dựng lên một nhà máy hoàn toàn mới tại Molsheim, Pháp.
Cùng tìm hiểu các công đoạn sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm siêu xe Bugatti Veyron:
Câu chuyện bắt đầu từ nhà máy sản xuất động cơ của Volkswagen tại Salzgitter, Đức.
Đây là nhà máy sản xuất động cơ lớn nhất thế giới.
Trong đó, động cơ của Bugatti Veyron được sản xuất thủ công trong một căn phòng riêng biệt có kích thước không quá lớn.
Mỗi piston của động cơ đều được đúc cẩn thận bằng nhôm cứng.
Động cơ của xe được xếp theo hình chữ W. Nó thực chất là hai khối động cơ V8 ráp lại với nhau.
Mất khoảng một tuần để hoàn thành khối động cơ W16 này.
Trên thực tế, nó có khả năng sản sinh công suất lên đến 3.000 mã lực, nhưng 2/3 trong số đó đã bị chuyển hóa thành nhiệt.
Do đó, lượng tấm tản nhiệt mà siêu xe này sở hữu lên đến 10 tấm.
Hộp số của xe được sản xuất bởi hãng Ricardo từ Italy.
Phần đĩa phanh làm bằng hợp kim gốm carbon của xe cũng được chế tạo hoàn toàn thủ công.
Nó có thể chịu được sức nóng trên 1.000 độ C. Tuy nhiên, như thế là chưa đủ để đảm bảo xe có thể dừng lại một cách an toàn khi đang chạy ở tốc độ cao.
Do đó, phần cánh gió sau sẽ được khởi động và sẵn sàng hoạt động khi tốc độ của xe vượt mức 200 km/h. Trên thực tế, phần "phanh gió" này đảm nhiệm đến 70% nhiệm vụ hạn chế tốc độ của xe.
Phần cánh gió này được chế tạo bởi Heggemann Aerospace, hãng chuyên sản xuất linh kiện máy bay.
Riêng bình nhiên liệu của xe được lắp ghép bởi 250 thành phần khác nhau và mất 3 ngày để hoàn thành.
Trước khi Bugatti Veyron ra đời, không một loại lốp xe hơi nào chịu được sức mạnh của nó. Michelin đảm nhận nhiệm vụ khó khăn đó.
Ban đầu, Michelin định sản xuất hai loại lốp, một cho đường phố và một cho đường đua, nhưng Bugatti yêu cầu một loại lốp hai-trong-một.
Một chiếc lốp tiêu chuẩn mất 30 giây để hoàn thành, trong khi đó, lốp của Bugatti Veyron mất khoảng một giờ.
Và nếu như muốn thay lốp, chủ nhân của xe sẽ phải bỏ ra số tiền lên đến 17.000 USD (350 triệu VND).
Toàn bộ những linh kiện khi chế tạo xong sẽ được chuyển tới Molsheim, Pháp để lắp rắp.
Nhà máy này có tên gọi Atelier.
Bên trong, toàn bộ những linh kiện của chiếc Veyron được chia làm 3 khu vực trước khi chúng được ráp lại với nhau.
Phần kết cấu khung gầm làm bằng sợi carbon.
Đây có thể là một điều khó tin nhưng phần trước và sau của xe được lắp ráp với nhau chỉ bằng đúng 14 chiếc bu-lông.
Trước khi phần thân xe được ráp vào, nó phải trải qua vô số những bài kiểm tra thử nghiệm nhằm đảm bảo chiếc xe đạt được những thông số như dự kiến.
Mọi công đoạn lắp ráp đều được thực hiện bằng tay. Mỗi chiếc Veyron mất khoảng 3-4 tuần để hoàn thiện.
Sau đó, nó phải được chạy thử khoảng 300 dặm trước khi bàn giao cho chủ sở hữu xe.
Ở tốc độ tối đa (407 km/h), mỗi giây, siêu xe này có thể hoàn thành quãng đường lớn hơn chiều dài của một sân vận động bóng đá (120m).
Ở tốc độ đó, mức độ tiêu thụ nhiên liệu của siêu xe này là 78 lít/100km. Trong vòng 12 phút, bình nhiên liệu 98 lít của siêu xe này cũng sẽ cạn sạch.
Riêng công đoạn đánh bóng vỏ ngoài của xe cũng phải mất khoảng 2 ngày.
Bọc lại cẩn thận trước khi bàn giao cho chủ nhân của nó.
Và sẵn sàng xuống phố.






Buggati Veyron Wrapped in Chrome

bugatti-veyron-blue-2016

2015-Bugatti-Veyron-Super-Sport-Rear-View

















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét