Một số nhân vật có tiếng trong ngành công nghệ rất thích việc học trong khi đó một số khác thì tỏ ra chán ghét... "vô bờ bến" và thậm chí bỏ học luôn.
Rất nhiều nhân vật nổi tiếng làng công nghệ không hoàn thành chương trình học tại trường Đại học, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc họ không có một khoảng thời gian đáng nhớ và những kinh nghiệm quý báu trong khoảng thời gian này của cuộc đời.
Đồng sáng lập kiêm CEO Google Larry Page có một tuổi thơ khá êm đềm và bình lặng tại East Lansing, Michigan. Vào đầu những năm 1990, Larry Page bắt đầu theo học Đại học Michigan. Tại đây, ông tỏ ra khá rụt rè, tuy nhiên Larry Page đã nhanh chóng vượt qua và kết thân với rất nhiều sinh viên yêu công nghệ khác. Anh đồng thời trở thành biên tập viên một tờ tin trường học.
Phóng viên Nicholas Carlson của Business Insider còn chia sẻ tại Đại học Michigan Larry Page còn dần được biết đến nhờ khả năng dự đoán chính xác về những xu hướng công nghệ trong tương lai. Larry Page cho thấy khát khao được giải quyết những vấn đề lớn lúc bấy giờ cho dù còn nhiều giới hạn về công nghệ.
2. Elon Musk, đồng sáng lập Tesla và PayPal (Đại học Pennsylvania)
Elon Musk, người được ví von là "Người Sắt" trong đời thật theo học ngành vật lý và kinh doanh tại trường Đại học Pennsylvania, chuyển tiếp từ trường Đại học Queen (Canada) sau khi ông hoàn thành niên khóa thứ hai.
Bạn cùng phòng lúc đó của Elon là Adeo Ressi chia sẻ rằng anh còn nhớ trong một sự kiện tổ chức bởi TheFunded.com vào năm 2010, Elon là người duy nhất không uống rượu, bia tại đó và là "gã ngốc nhất" mà anh từng gặp.
Tờ New Yorkers từng đăng tải một bài viết cho thấy Elon rất yêu thích các trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất. Tuy nhiên, Elon tập trung vào việc học đến mức mẹ ông thường phải nhắc ông ăn uống đầy đủ và thay... tất hàng ngày, trang Forbes cho biết. Trong những năm tháng học tập tại Đại học Pennsylvania, Elon Musk còn được cho là đã thu phí bạn bè anh muốn dự tiệc nếu bữa tiệc đó tổ chức tại nhà anh.
3. Marissa Mayer, CEO Yahoo! (Đại học Stanford)
Marissa Mayer trong suốt thời đi học của mình luôn chứng tỏ bản thân là một người nổi bật. Tại trường Đại học Stanford, bà là chủ tịch câu lạc bộ tiếng Tây Ban Nha, thủ quỹ Key Club và là đội trưởng đội tranh luận cũng như đội cổ động của trường. Sự tập trung vào thành tích trong tính cách Marissa Mayer có lẽ đã theo bà trong suốt cuộc đời.
Marissa được cho là đã từ bỏ dự định trở thành bác sỹ như ban đầu khi bà nhận ra mình thực sự hứng thú với các kỹ năng giải quyết vấn đề mà mình gặp phải trong lập trình máy tính. Thỉnh thoảng Marissa cũng tổ chức các buổi dạy lại sinh viên khóa dưới. Được biết, vị "nữ tướng" Yahoo này theo học ngành hệ thống ký hiệu, khóa học tổng hợp khả năng ngôn ngữ, triết học, tâm lý học nhận thức và khoa học máy tính.
Steve Jobs lớn lên ở San Francisco, do đó, bố mẹ ông muốn ông theo học một trường Đại học gần nhà, Đại học Stanford hoặc Đại học California. Tuy nhiên, theo những gì được viết trong cuốn sách về cuộc đời Steve của Walter Isaacson, Steve Jobs muốn theo học ở một nơi có "chất nghệ sỹ hơn", vì thế ông khăng khăng được theo học Đại học Reed.
Dẫu vậy, chương trình học ở Reed khiến Steve bỏ học sau 6 tháng. Dẫu vậy, ông vẫn được ở lại trong ký túc xá trong vòng hơn 1 năm rưỡi nữa. Đây là khoảng thời gian chứa đựng nhiều trải nghiệm với Steve Jobs khi ông đã thử chất gây ảo giác, trở thành một người ăn chay và theo Đạo Phật.
Từng chia sẻ trong một bài diễn thuyết, Steve Jobs nói do không còn theo học ở Reed nữa nên ông dành thời gian thử tham gia một số lớp học tại đây trong đó có lớp thư pháp. Về sau những gì Steve Jobs học được trong thời gian ngừng học đã để lại nhiều ảnh hưởng trong tư duy thiết kế và tư duy sản phẩm của vị phù thủy công nghệ tài ba này.
5. Larry Ellison, đồng sáng lập Oracle (Đại học Illinois)
Larry chia sẻ ông rất ghét khoảng thời gian học ngành y ở Đại học Illinois. Ông cảm thấy rất khó để tập trung ghi nhớ những kiến thức mà ông cho là quá buồn tẻ. Có lần, Larry thậm chí còn không bắt đầu làm bài kiểm tra cho đến khi 1 giờ đồng hồ đã trôi qua vì không muốn dành nhiều thời gian trả lời những thứ mình không quan tâm. Larry Ellison bỏ học năm 1964.
Tuy nhiên, tại Đại học Illinois, Larry đã được một giáo sư ngành vật lý gợi ý theo học ngành lập trình máy tính, kỹ năng mà sau này Larry Ellison gặt hái được nhiều thành công. Chia sẻ về bước ngoặt này, người đồng sáng lập của Oracle nói: "Khả năng tập trung ngắn hạn lúc này không chống lại tôi bởi tôi có thể học lập trình phần mềm rất nhanh."
6. Mark Zuckerberg, đồng sáng lập Facebook (Đại học Harvard)
Ở thời điểm bắt đầu nhập học Đại học Harvard vào năm 2002, Mark đã rất yêu thích lập trình và có một sản phẩm mang tên Synapse với khả năng "học hỏi" thói quen nghe nhạc của người dùng để tạo ra một danh sách bài hát phù hợp sau đó.
Sau khi tạo ra Facebook khi còn học năm hai, Mark trả lời trang The Harvard Crimson rằng mình "như một đứa trẻ, rất dễ chán nản và máy tính đã làm tôi hứng thú trở lại. Đó là hai nhân tố thúc đẩy chính ở đây." Cũng trong bài phỏng vấn này, Mark chia sẻ hai mục tiêu lớn trong cuộc đời mình là tạo ra những thứ anh thích và không bao giờ có một công việc thực sự.
"Tạo ra những thứ thú vị chỉ là một điều gì đó tôi thích làm. Không bị ai đó nhắc tôi phải làm việc hoặc phải tuân theo một khung thời gian mới là một điều xa xỉ tôi sẽ tìm kiếm trong cuộc đời mình", Mark nói với The Crimson một thời gian ngắn sau khi anh bỏ học để gắn bó với Facebook.
7. Evan Spiegel, đồng sáng lập Snapchat (Đại học Stanford)
Năm 2011, Evan Spiegel đã bỏ ba giờ học quan trọng ngay trước khi anh có thể hoàn thành toàn bộ việc học để tập trung vào ứng dụng Snapchat. Khi còn theo học ở đây, Evan là thành viên chủ chốt của nhóm Kappa Sigma, nơi anh gặp hai người đồng sáng lập Snapchat còn lại là Bobby Murphy và Reggie Brown.
Thời đại học, Evan không ít lần tổ chức các buổi tiệc trên cơ ngơi trị giá 4,25 triệu USD của bố anh. Evan thậm chí còn gửi đi thư mời tiệc cho nhiều người trong đó anh khuyến khích họ uống say và... nói xấu phụ nữ.
8. Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft (Đại học Harvard)
Trong suốt 3 năm theo học ở Đại học Harvard, Bill Gates luôn giữ một thái độ "nổi loạn" với ngôi trường này.
Bill tin rằng ông có thể được điểm cao mà không cần đến lớp, do đó ông thường xuyên bỏ những lớp học mà mình đăng ký để đến dự thính ở các lớp khác. Vào năm thứ hai tại ngôi trường Đại học của mình, Bill Gates đã cùng Allen viết phần mềm đầu tiên cho công ty máy tính Altair. Sự kiện này đã dẫn đến việc Bill Gates bỏ học để thành lập Microsoft.
9. Meg Whitman, CEO HP (Đại học Princeton)
Ban đầu, Meg Whitman cũng theo học ngành Y tuy nhiên về sau cô nhận ra mình thực sự yêu thích kinh tế và cách cô được dùng toán học vào việc giải quyết vấn đề. Sự kiện có thể coi là đã thay đổi cuộc đời Meg Whitman là khi cô được nhận vào làm người bán quảng cáo cho tờ Business Today, một tạp chí tạo ra bởi Steve Forbes (nay là tổng biên tập tạp chí Forbes). Công việc này khiến Meg nhận ra cô thích tiếp xúc với giới doanh nhân.
10. Zeff Bezos, người sáng lập Amazon (Đại học Princeton)
Zeff Bezos nhập học Đại học Princeton với mục tiêu trở thành một nhà vật lý học tuy nhiên vì nhận thấy một vài môn học quá khó, ông đã nhanh chóng chuyển sang tìm hiểu về khoa học máy tính.
Khi theo học tại đây, Zeff Bezos đồng thời là chủ tịch câu lạc bộ về không gian Students for the Exploration and Development of Space.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét