Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Steve Jobs thuyết phục Tim Cook gia nhập Apple như thế nào?

CEO Tim Cook bắt đầu làm việc cho Apple từ năm 1998. Ông được chính Steve Jobs mời đến làm việc cho Apple khi đang rất thành công tại Compaq.

CEO Tim Cook bắt đầu làm việc cho Apple từ năm 1998. Ông được chính Steve Jobs mời đến làm việc cho Apple khi đang rất thành công tại Compaq. Trong một bài phỏng vấn gần đây, Cook đã chia sẻ lý do vì sao Jobs có thể thuyết phục ông rời bỏ Compaq để đến với Apple.
Trước khi quyết định tới làm việc cho Apple, Tim Cook đã có một buổi nói chuyện trực tiếp với Jobs, nhờ đó ông đã hiểu được tham vọng của Apple là hướng đến khách hàng. Trong buổi gặp gỡ đó, Jobs cũng đã đề cập đến một loại máy tính chất lượng cao mà Apple đang nghiên cứu nhưng chưa công bố – chiếc iMac. Dòng máy tính này là dấu ấn đầu tiên của Jobs sau khi trở lại làm CEO của Apple vào năm 1997. Nó được tạo ra với mục đích vực dậy cả công ty sau khi Apple suýt chút nữa thì phá sản trong thập niên 90.
Khi đó, Cook đã cảm thấy rằng ông và Jobs sẽ hợp tác tốt với nhau, vì vậy ông đã nghe theo linh cảm của mình và tới làm việc cho Apple."Đột nhiên tôi nghĩ rằng: ‘Tôi sẽ nhận việc đó. Tôi sẽ tới Apple'" – Cook nói – "Và có một tiếng nói vang lên trong đầu tôi: ‘Hãy đi về phía Tây, chàng trai trẻ. Phía Tây!'".
Steve Jobs đã làm thế nào để thuyết phục Tim Cook tới làm việc cho Apple?


Dưới đây là phần lược dịch bài trả lời phỏng vấn của CEO đương nhiệm của Apple, Tim Cook, về cuộc gặp gỡ định mệnh đó:
Đó là một buổi gặp mặt rất thú vị. Trước đó tôi đã nhận được một vài cuộc gọi tới từ những tuyển trạch viên của Jobs. Và tôi đã trả lời là không, tôi đang làm việc tại Compaq và tôi đang hạnh phúc với công việc đó, hoặc ít nhất là nghĩ như vậy. Nhưng họ đã rất kiên trì. Và rồi cuối cùng tôi nghĩ, tôi sẽ tới và tham dự cuộc gặp. Steve đã tạo nên cả một ngành công nghiệp mà tôi đang làm việc, vì vậy tôi muốn gặp ông ấy. Tôi thực lòng muốn tới buổi nói chuyện.
Tôi chỉ nghĩ rằng tôi sẽ tới nói chuyện với ông ấy, nhưng đột nhiên ông ấy đề cập đến chiến lược và tầm nhìn của mình, và nói rằng 100% những gì ông ấy đang làm là hướng đến khách hàng. Khi đó, những công ty khác trong ngành đều nhận định rằng sẽ không thể kiếm thêm tiền từ khách hàng cá nhân được nữa, vậy nên họ đã chuyển hướng sang dịch vụ, lưu trữ và khách hàng doanh nghiệp. Nhưng tôi luôn nghĩ rằng chạy theo đám đông không phải là một cách hay, thậm chí đó còn là một lựa chọn tồi phải không? Bạn có thể sẽ bị thua đậm, hoặc thua, nhưng đó là hai lựa chọn duy nhất. Chỉ có ông ấy (Steve Jobs) là đang làm một thứ gì đó hoàn toàn khác biệt.
Steve Jobs đã làm thế nào để thuyết phục Tim Cook tới làm việc cho Apple?

Rồi ông ấy chia sẻ với tôi một chút kiến thức về thiết kế, đủ để thu hút sự chú ý của tôi. Và ông ấy đã miêu tả cho tôi chiếc máy tính mà sau đó được gọi là iMac. Cái cách mà ông ấy nói chuyện, cùng với nguồn cảm hứng trong căn phòng đó, chỉ có hai người chúng tôi, đã đủ để khiến tôi có thể nói rằng, tôi có thể làm việc với ông ấy.
Sau đó tôi nhìn vào những vấn đề mà Apple đang gặp phải, và tôi nghĩ rằng, bạn biết đấy, tôi có thể đóng góp một cái gì đó ở đây. Hơn nữa, làm việc với Steve Jobs là một đặc ân chỉ có một lần trong đời. Và rồi đột nhiên tôi nghĩ: ‘Tôi sẽ nhận việc đó. Tôi sẽ tới Apple'. Khi đó có một tiếng nói vang lên trong đầu tôi: ‘Hãy đi về phía tây, chàng trai trẻ, phía tây'. Tôi vẫn còn trẻ ở thời điểm đó… và bụng dạ mách bảo tôi rằng, hãy nhận công việc đó. Cuối cùng tôi đã quyết định nghe theo tâm trí của mình.

Steve Jobs, thiên tài không bằng cấp

“Ngoài Steve ra, thử xem trên thế giới này có ai có thể thành công trên 3 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau: Máy tính, âm nhạc và phim hoạt hình ” Đó là những câu mọi người nói về Steve Paul Jobs chủ tịch hội đồng quản trị của hãng máy tính Apple, một trong những công ty máy tính lớn nhất toàn cầu, cha đẻ của một loạt các sản phẩm điện tử thời thượng như : iMac,iTune, iPod…

Đồng thời ông cũng là chủ tịch của “Pixar Animation Studios” một hãng phim hoạt hình nổi tiếng thế giới, nơi ra đời rất nhiều những phim hoạt hình nổi tiếng sử dụng kỹ xảo 3D như “Câu chuyện đồ chơi”, “ Gia đình siêu nhân”, “ Tìm kiếm Nemo”… Cũng chính từ những thành công này mà Steve Paul Jobs được mệnh danh là “ Một người được tạo ra từ thiên sứ và ma quỷ” bởi sức làm việc cũng như khả năng lãnh đạo thiên tài của ông.

Giá́m đốc không bằng cấp

Khi mang thai Steve Paul Jobs, mẹ đẻ của ông khi đó là một người phụ nữ chưa có chồng, đồng thời là nghiên cứu sinh tại một trường đại học khá uy tiếng tại Mỹ. Chính vì nguyên nhân này mà bà có ý định cho con của mình làm con nuôi để nó có một cuộc sống đầy đủ hơn về tình cảm và vật chất. Trước khi chào đời, Steve đã được một cặp vợ chồng luật sư nhận nuôi, nhưng sau đó, họ đã từ bỏ cậu để nhận nuôi một bé gái. Một cặp vợ chồng hiếm muộn khác đã nhận nuôi Steve, nhưng khi nhận thấy cả hai vợ chồng gia đình này không ai tốt nghiệp hết cấp 3, mẹ đẻ của cậu đã không chấp nhận. Nhưng sau đó, khi cả hai bên ký kết là phải nuôi cho Steve Paul Jobs học hết đại học thì cậu mới chính thức trở thành con nuôi của gia đình không lấy gì làm khá giả này.
Mặc dù gia đình khó khăn, nhưng theo đúng cam kết, bố mẹ nuôi vẫn cố gắng cho Steve Paul Jobs vào đại học Wilfrid Laurier năm 17 tuổi. 6 tháng sau, Steve xin thôi học. Để lý giải cho việc xin nghỉ học của mình, ông đã nói: “ Sau sáu tháng học tập tại trường, tôi không hiểu là những thứ mình học sẽ giúp ích gì cho công việc sau này? Tôi cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi thêm kiến thức gì? Vì sao lại phải học? Tôi không muốn tốn công sức, tiền bạc của bố mẹ mình tại giảng đường đại học” Chính vì suy nghĩ và hành động thời trai trẻ mà đến bây giờ Steve cảm thấy rất hối tiếc.

Sau khi nghỉ học, không vội vàng đi tìm việc như những thanh niên khác, chàng thanh niên Steve 18 tuổi khi đó đã tìm đến một ngôi chùa của Ấn Độ trên đất Mỹ để học…thiền và nghe giảng về giáo lý nhà Phật. Hồi tưởng lại quãng thời gian đó, Steve nói: “ Khi đó, là một người không có tiền, không có nhà ở, tôi đã phải ở cùng với một người bạn. Khi đó công việc chủ yếu tôi làm để duy trì cuộc sống là thu gom vỏ chai CoCa Cola rồi đem bán. Cuối tuần tôi lại đến giáo đường để ăn chay. Cuộc sống khi đó thật thanh tịch, và chính khoảng thời gian đó tôi đã học hỏi được rất nhiều thứ, đó chính là những kinh nghiệm, những bài học quý báu mà không phải ai cũng có thể thấu hiểu được.”

Sau đó, Steve còn tham gia học lớp thư pháp tại trường đại học nơi anh đã từng theo học. Cũng chỉ với ý nghĩ muốn khám phá những kiến thức mới nhưng chính Steve cũng không ngờ lớp học này đã giúp anh thiết kế các mẫu chữ tiêu chuẩn cho máy tính sau này.

Năm 1974, khi tròn 19 tuổi, Steve Paul Jobs vào làm việc tại một công ty máy tính chuyên thiết kế các trò chơi. Năm 1976, khi 20 tuổi, Steve Paul Jobs và người bạn thân của mình là Steve Wozniak thiết kế ra chiếc máy tính cá nhân đầu tiên. Đối với Wozniak thì việc phát minh ra chiếc mày tính cá nhân này chỉ là trò chơi, nhưng đối với Steve Paul Jobs thì đó là sản phẩm có thể kiếm được tiền. Sau nhiều lần thuyết phục Wozniak, một năm sau, công ty máy tính “Apple” đã ra đời với hai ông chủ với tuổi đời còn rất trẻ: Steve Paul Jobs 21 tuổi và Steve Wozniak 26 tuổi. Khách hàng đầu tiên của công ty máy tính Apple chính là…em gái của Steve Paul Jobs. Chỉ một năm sau, doanh thu của công ty đã đạt mức 1 triệu đô la Mỹ, hai ông chủ này đã bắt tay vào thành lập “Công ty máy tính Apple 2”.

Vất vả con đường tiến thân

Sau khi công ty Apple được thành lâp, sự nghiệp của Steve Paul Jobs lên như diều gặp gió. Số nhân viên của công ty Apple sau 10 năm được thành lập đã lên tới con số 4000, và giá trị của nó đã đạt một con số kỷ lục vào khí đó: 2 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên sau 8 năm hoạt động, việc buôn bán của công ty Apple có dấu hiệu đi xuống. Để cải thiện tình hình này, năm 1983, Steve đã thuyết phục John Sculley, khi đó là giám đốc điều hành của Pepsi: “Ông có muốn dùng cả cuộc đời mình để bán cái thứ nước có đường đó hay muốn cùng tôi làm thay đổi cả thế giới” Chính vì sự thuyết phục” không giống ai” này của Steve mà John Sculley đã đồng ý về Apple để quản lý công ty cùng ông.
Khi hai người cùng làm chủ với những ý kiến và quan điểm làm việc khác nhau, tất yếu sẽ xảy ra tranh cãi, rạn nứt. Đây chính là nguyên nhân làm cho công ty Apple không những không giải quyết được những vướng mắc trước mắt mà còn lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn. Lúc đó, những đề xuất và kế hoạch khôi phục công ty của John Sculley được sự chấp thuận lớn từ hội đồng quản trị Apple, và năm 1985 Steve Paul Jobs đã phải ngậm ngùi chia tay công ty mà do chính ông sáng lập ra. “ Khi chia tay Apple, tôi cảm thấy mình như vừa mất đi một phần thân thể vậy. Có cảm giác tôi vừa bị ai đó đánh mạnh từ phía sau lưng, sau đó lại bị tung lên trời. Khi đó tôi mới 30 tuổi, còn rất nhiều việc phải làm nhưng lại chịu một thất bại đau đớn như thế, tinh thần xuống dốc là điều không thể tránh khỏi” Steve đã nói về khoảng thời gian khi ông vừa rời bỏ Apple ra đi.

Vài tháng sau cuộc chia tay, Steve đã không vực dậy được tinh thần để tiếp tục công việc của mình, khi đó ông đã cho rằng: ta là một người thất bại. Nhiều người bạn của Steve còn lo sợ ông sẽ nghĩ quẩn mà tìm đến cái chết. Nhưng sau khi được nói chuyện với một người từng đoạt giải Nobel về việc thành lập công ty mới, Steve như được hồi sinh bởi những ý tưởng và kế hoạch cho công ty mới của mình. Và vào năm 1986, công ty NeXT Computer đã được ra đời. Cũng trong năm này, Steve đã bỏ một số tiền là 10 triệu đô la Mỹ để mua lại xưởng hoạt họa The Graphics Group của Lucasfilm và sau này thì đổi tên là Pixar (Pixar Animation Studios). Đến năm 1995, xưởng hoạt họa Pixar đã nổi tiếng khắp toàn nước Mỹ với những phim truyện 3D dùng công nghệ tạo hình máy tính như “Câu chuyện đồ chơi”, “ Gia đình siêu nhân”, “ Tìm kiếm Nemo”….và rất nhiều lần đã giành giải Oscar dành cho phim hoạt hình xuất sắc nhất. Ngày 24 tháng 1 năm 2006, hãng phim Walt Disney bỏ ra 7,4 tỷ đôla để mua lại Pixar Animation Studios. Sau thương vụ này, Steve Jobs có một chỗ trong Hội đồng quản trị và là cổ đông cá nhân lớn nhất của hãng Disney Cùng với công ty máy tính Next, xưởng hoạt họa Pixar cũng góp phần không nhỏ “giúp cho” Steve Paul Jobs trở thành một tỷ phú nổi tiếng.

Năm 1993, John Sculley – Giám đốc điều hành Apple- một người đầy “ân oán” với Steve Paul Jobs đã bị thay thế bởi Michael Spindler và vào đầu năm 1996, chức tổng giám đốc về tay Gil Amelio. Cuối năm 1996, Apple tuyên bố mua NeXT, mở đường cho Jobs về lại với Apple. Tháng 7-1997, Jobs thay Amelio giữ chức CEO đem sự thịnh vượng đến cho Apple bằng những sản phẩm kỳ diệu có tính sáng tạo cao trong ngành công nghệ thông tin như: iMac, iPod, MacBook Pro… và cho ra chiếc điện thoại độc đáo iPhone- những sản phẩm “lừng danh” trên toàn thế giới.

Một con người bình dị

Vào năm 17 tuổi, Steve đã đọc được một câu ngạn ngữ: “Nếu bạn coi ngày hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời mình, thì mọi việc gì khó khăn đến đâu cũng đều nằm trong tầm tay bạn”. Câu nói này đã theo Steve suốt những năm tháng trong cuộc đời sau này và ảnh hưởng rất lớn đến công việc cũng như sự nghiệp của ông. Mối sáng sau khi tỉnh dậy, Steve đều nhìn vào gương và tự nói với mình rằng: “Nếu như hôm nay là ngày cuối cùng trong cuộc đời vậy ta có sẵn sàng làm những việc và trước nay muốn làm nhưng chưa làm được không?” Chính những suy nghĩ này đã giúp Steve tìm ra một biện pháp làm việc không giống ai : “Sống và làm việc như ngày mai sẽ chết”
Năm 2004, bác sĩ chẩn đoán Steve bị ung thư, kết quả xét nghiệm cho thấy ông bị một khối u trong tuyến tụy. Bác sĩ đã cam đoan kết quả này là hoàn toàn chính xác và đây là một bệnh chưa chữa được, thời gian duy trì cuộc sống của ông chỉ là từ 3 cho đến 6 tháng. Bác sĩ còn khuyên ông nên từ bỏ công việc của mình và trở về nhà an dưỡng. “Điều đó cũng có nghĩa là tôi nên phó mặc số phận cho căn bệnh đang gặm nhấm từng ngày trong cơ thể. Đó có nghĩa là tôi trở về nhà thông báo cho mọi người về tình hình sức khỏecủa mình và mang lo lắng cho họ. Đó cũng có nghĩa là tôi nên đi từ biệt mọi người trước khi quá muộn” Steve Paul Jobs nói về cảm giác của mình sau khi nghe thong báo từ bác sĩ.

Nhưng ở thời điểm đó, một điều kỳ diệu đã xuất hiện, sau khi nghiên cứu và xét nghiệm kỹ càng lại trường hợp bệnh của Steve, bác sĩ đã thông báo một tin đã làm sống lại tinh thần của Steve: bệnh của ông có thể phẫu thuật được. Và đúng như mong đợi của mọi người, sau lần phẫu thuật đó, sức khỏe của Steve nhanh chóng bình phục và không lâu sau ông xuất viện trong sự vui mừng khôn xiết của gia đình và đồng nghiệp. Sau lần đối diện với tử thần này, tinh thần và sức làm việc của Steve dường như được tăng lên rất nhiều và phương châm làm việc không giống ai của ông cũng được phát huy một cách tối đa.

Trước khi phát hiện ra căn bệnh ung thư tuyến tụy và nghỉ việc tại Apple vào tháng 8 năm 2011, mỗi ngày của Steve Paul Jobs được bắt đầu từ lúc 6 giờ sáng, sau khi đưa các con đến trường, ông làm việc tại nhà trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, tiếp theo là 9 tiếng làm việc tại công ty máy tính Apple, có khi ông còn làm việc thâu đêm nếu thấy cần thiết. Đối với vợ và 4 người con thì ông luôn là mẫu người chồng và người cha lý tưởng. Đối với nhân viên của mình, giám đốc điều hành Steve Paul Jobs là hình tượng của một vị CEO ham công tiếc việc, một tài năng lớn về sự lãnh đạo và quản lý- một thiên tài không bằng cấp.

Steve Jobs khắc nghiệt và lập dị qua cuốn tiểu sử


Cuốn sách của Walter Isaacson ghi lại những câu chuyện được chính Steve Jobs kể lại và giải đáp nhiều thắc mắc của giới công nghệ về nhà đồng sáng lập Apple, vốn rất kín kẽ và không bao giờ lên tiếng trước các tin đồn.
Khi biết mình không còn sống được bao lâu, Steve Jobs nghĩ đến chuyện viết tiểu sử, chia sẻ bí mật về cuộc đời. Ông chọn Walter Isaacson, từng là chủ bút của Time và CNN, thực hiện điều này từ năm 2004. Tuy nhiên đề nghị đó bị Isaacson từ chối và nghĩ rằng Jobs đang muốn đặt bản thân ông ngang hàng với Benjamin Franklin và Albert Einstein (Isaacson đã viết sách về hai nhân vật này trước đó).
Sau này, tác giả nhận ra Jobs đặt vấn đề ngay trước cuộc phẫu thuật ung thư đầu tiên. Mãi tới năm 2009, Isaacson mới bắt đầu viết. Trong 2 năm, ông thực hiện hơn 40 buổi trò chuyện nhà đồng sáng lập Apple và phỏng vấn khoảng 100 người thân, bạn bè và đối tác của Jobs. Isaacson hoàn toàn tự do khi viết sách bởi Jobs từ chối quyền đọc bản thảo và không can thiệp vào nội dung. Nhưng vợ ông, bà Laurene Powell, nói trước rằng: "Có những phần trong cuộc đời và tính cách của Jobs là một đống hổ lốn và ông không nên 'làm sạch' chúng. Tôi muốn thấy những gì được kể một cách chân thực nhất".
Steve Jobs. Ảnh: AP.
Steve Jobs. Ảnh: AP.
Trước ngày cuốn tiểu sử mang tên Steve Jobs được phát hành hôm nay (24/10), Isaacson tham gia chương trình "60 Minutes" nổi tiếng ở Mỹ để nói về tác phẩm. Lời đầu tiên ông muốn nhấn mạnh là cho dù Jobs được nhiều người yêu mến vì sự sáng tạo, tài diễn thuyết, niềm đam mê..., ông ấy không phải là người "mềm mại và dễ chơi".
Steve Jobs cay nghiệt và đầy lỗi lầm
"Ông ấy nóng nảy, hay giận dỗi. Ông ấy rất 'dễ vỡ' và đôi khi tỏ ra nhỏ nhen. Dù đó là một nhân viên đã thức cả đêm để viết mã (coding), ông đơn giản nói rằng: "Cậu làm sai rồi. Thật kinh khủng". Vì sao Jobs khắc nghiệt thế? Bởi ông ấy muốn thấy sự hoàn hảo ở người khác và cũng đối xử như thế với bản thân", Isaacson cho hay.
Khi Apple phát hành cổ phiếu, Steve Wozniak (người sáng lập thứ hai tại Apple) cực kỳ hào phóng trong việc chia sẻ cổ phiếu, cố gắng biến mọi người thành triệu phú. Jobs thì ngược lại, ông lạnh lùng trong việc xem xét ai được và không được hưởng, dù đó là những người đồng hành với ông trong giai đoạn khó khăn.
Đó không phải là ví dụ duy nhất thể hiện tính cách tàn nhẫn của ông. Vào thời điểm này, bạn gái ông có thai và sinh một bé gái có tên Lisa. Jobs, được sinh ra khi cha mẹ chưa kết hôn và bị bỏ rơi, vẫn thẳng thừng từ chối sự ràng buộc với cô bé và không chịu chu cấp cho hai mẹ con cho đến khi tòa án can thiệp (ông còn tuyên bố trước tòa là mình bị vô sinh).
Ông có một chiếc xe Mercedes không biển số vì "không muốn mọi người theo dõi tôi", nhưng sau đó thừa nhận lời Isaacson rằng: "Không biển số thực ra lại càng dễ gây chú ý hơn. Tôi vốn khác biệt".
"Ông ấy không phải nhà quản lý giỏi. Thực ra, ông ấy là một trong những nhà quản lý tồi nhất. Ông ấy ném mọi thứ vào đống hỗn độn. Điều đó tạo ra các sản phẩm tuyệt vời, nhưng không làm nên một phong cách quản lý đáng ngưỡng mộ", tác giả cuốn tiểu sử khẳng định.
Đây là một trong số những lý do Jobs bị "đá" (từ của Isaacson) khỏi Apple. Jobs bán toàn bộ cổ phiếu để thành lập NeXT Computer, sản xuất những cỗ máy tính thú vị nhưng đắt đỏ và không ai mua. Nhưng ông cũng bỏ ra 5 triệu USD để cứu một công ty nhỏ - Pixar Studios - và làm nên cuộc cách mạng phim hoạt hình máy tính, biến ông thành tỷ phú.
Ngược lại, Apple tụt dốc và một thập kỷ sau khi Jobs rời đi, họ buộc phải mua lại NeXT để mời Jobs về làm nhà cố vấn vào năm 1997. Khi đó, Apple còn khoảng 3 tháng trước khi chính thức phá sản. Họ hết sạch tiền và lạc lối. Jobs vẽ một bảng biểu gồm Chuyên gia, Người dùng tại các hộ gia đình, Laptop, Desktop và nói Apple sẽ tập trung sản xuất bốn sản phẩm này. Tiếp đó, ông sa thải 3.000 nhân viên và tiến hành chiến dịch Think Different, đánh dấu sự hồi sinh ngoạn mục nhất trong lịch sử phát triển máy tính và họ thực sự đã thay đổi thế giới.
Khi ông qua đời vào ngày 5/10/2011, Apple trở thành công ty giá trị thứ nhì thế giới, theo sát Exxon-Mobil. Ông đã cách mạng hóa hoặc định hình lại 7 lĩnh vực: máy tính cá nhân, phim hoạt hình, phân phối nhạc, điện thoại, máy tính bảng, xuất bản nội dung số và cửa hàng bán lẻ. Ông thực hiện điều đó bằng cách đứng ngay điểm giao cắt giữa khoa học và nhân loại, kết nối sự sáng tạo trong công nghệ và trí tưởng tượng để tạo ra những thiết bị mới mà con người không cần nghĩ nhiều về nó hay phải học cách sử dụng nó.
"Đó là điều Microsoft không thể làm vì họ chỉ sản xuất phần mềm nhưng không có phần cứng. Đó là điều Sony không thể làm bởi họ cho ra đời vô số thiết bị nhưng không thực sự có một hệ thống phần mềm hoàn chỉnh", Isaacson nhận định.
Steve Jobs từng gặp cha đẻ
Jobs vẫn biết mình là con nuôi, nhưng có lần ông đã chạy ra khỏi nhà và khóc như mưa khi có người nói ông bị bỏ rơi vì cha mẹ đẻ không mong muốn ông vào thời điểm đó. Cha mẹ nuôi sau đó giải thích thực ra họ đã chọn ông. "Từ đó tôi biết tôi không bị bỏ rơi. Bố mẹ đã chọn tôi. Tôi là người đặc biệt", Jobs nói. Isaacson cho rằng chi tiết này chính là "chìa khóa" để hiểu cách suy nghĩ của Jobs.
Cha nuôi, Paul Jobs, cũng là người đã hướng dẫn Jobs tạo nên những điều vĩ đại. Một lần, họ cùng làm hàng rào. Ông nhắc con trai: "Con cần sơn mặt sau hàng rào, phía chẳng ai nhìn thấy, cũng bóng bảy như mặt trước. Ngay cả khi mọi người không thấy, con biết đấy, điều đó thể hiện con đã toàn tâm toàn ý tạo ra một thứ gì đó hoàn hảo".
Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, Jobs và cha đẻ từng gặp nhau nhưng cả hai đều không hay. "Mãi sau này tôi mới biết hóa ra ông ấy quản lý một cửa hàng ăn và tôi từng đến đó vài lần. Tôi hiểu thêm một chút về cha, nhưng tôi không thích những gì tôi biết nên đã nhắc em gái không kể bất cứ chuyện gì về tôi", Jobs kể.
Một số chi tiết khác trong cuốn tiểu sử
Jobs cho hay đã chứng kiến tiền bạc ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người ở Apple như thế nào và thề sẽ tránh sống xa hoa: "Tôi không để tiền bạc hủy hoại cuộc đời tôi. Bill Gates cuối cùng đã là người giàu nhất thế giới. Tôi không biết đó có phải mục tiêu của ông ấy không, nhưng nếu đúng thì ông ấy đã đạt được rồi. Nhưng đó không phải đích đến của tôi".
Nhà đồng sáng lập Apple tỏ ra ưu ái Facebook: "Tôi ngưỡng mộ CEO Facebook Mark Zuckerberg. Tôi chỉ biết một chút về cậu ta nhưng rất ngưỡng mộ vì Mark đã không bán lại công ty. Vì cậu ấy thực sự muốn tạo ra một công ty".
Jobs gặp vợ lần đầu năm 1990 và họ trao đổi số điện thoại. Sau đó, ông có một cuộc gặp gỡ đối tác. "Tôi cầm chìa khóa xe trong tay và nghĩ, nếu đây là đêm cuối cùng của tôi trên đời, tôi nên dùng nó làm việc, hay đi với người phụ nữ ấy? Cuối cùng, tôi chạy đến và hỏi cô ấy có thể ăn tối với tôi hay không. Cô ấy đồng ý", Jobs nói.
Ông tỏ ra hối hận vì đã trì hoãn cuộc phẫu thuật mà đáng lẽ đã cứu được cuộc đời ông. Khi đó, ông nghĩ việc mổ xẻ cơ thể ông là một sự xúc phạm. Chỉ 9 tháng sau đó, Jobs mới tham gia phẫu thuật nhưng ung thư đã lan đến các tế bào xung quanh tuyến tụy.
Jobs nói với cựu CEO Apple John Scully rằng nếu không thành lập Apple, ông sẽ đến Paris làm nhà thơ.
Jobs chỉ tải một cuốn sách trên máy iPad 2 là An Autobiography of a Yogi.Mỗi năm ông đọc nó một lần từ khi còn niên thiếu.
Bill Clinton đã gọi điện cho Jobs khi đang gặp rắc rối vì scandal chấn động với Monica Lewinsky. Ông nói với cựu tổng thống Mỹ rằng: "Nếu chuyện này có thật, ông nên nói với cả nước".
Jobs chia sẻ với Isaacson rằng ông muốn thực hiện cuộc cách mạng TV tương tự ông đã làm với máy tính, máy nghe nhạc và điện thoại: biến chúng trở lên đơn giản và trang nhã. "Nó sẽ có giao diện đơn giản nhất mà bạn có thể hình dung. Và cuối cùng, tôi đã tìm ra cách". Có lẽ, sản phẩm đột phá tiếp theo của Apple sẽ liên quan đến TV.
Jobs đã có nhiều quyết định lớn nhưng ban đầu ông từ chối một trong những sáng kiến quan trọng với Apple sau này: Ứng dụng. Art Levinson, thành viên ban quản trị, đã phải gọi điện cho ông ít nhất cả chục lần để thuyết phục. Và ông đã đổi ý.
Chuyên gia thiết kế Jonathan Ive nắm quyền lực cao nhất tại Apple sau ông. "Hầu hết những người trong cuộc đời Jobs đều có thể thay thế được. Nhưng không phải Jony", vợ Jobs khẳng định.
Jobs từ bỏ đạo Cơ đốc từ năm 13 tuổi khi ông thấy những đứa trẻ chết đói trên bìa tạp chí Life. Sau một chuyến đi tới Ấn Độ khi còn trẻ, tính giản đơn trong đạo Phật đã ảnh hưởng đến các cảm nhận về thiết kế của Jobs sau này. Tuy nhiên, vào những ngày cuối đời, ông nghĩ nhiều hơn về Chúa và thế giới bên kia. "Đôi khi, tôi tin vào Chúa. Đôi khi tôi lại không. Nhưng từ khi bị ung thư, tôi bắt đầu tin hơn. Có thể vì tôi tin vào cuộc sống mới sau cái chết. Cái chết có lẽ giống như một sự bật/tắt công tắc vậy".

Bill Gates và Steve Jobs nghĩ gì về nhau


Cùng năm sinh, cùng có tầm nhìn lớn, vừa là đối tác vừa là đối thủ, hai con người với hai phong cách hoàn toàn khác nhau ấy đã hình thành nên một mối quan hệ được coi là thú vị và gay cấn nhất trong giới công nghệ.
Người ta có thể thấy nhiều cuộc đối đầu giữa hai công ty, như Apple với Samsung, như Google với Facebook... nhưng hiếm khi chứng kiến cuộc đối đầu giữa hai con người vừa là bạn vừa là thù như giữa Jobs và Gates.
Jobs-7-1369625837_500x0.jpg
Trong những ngày cuối đời của nhà đồng sáng lập Apple, Bill Gates tới thăm và cả hai cùng hồi tưởng quá khứ, cùng nhìn về tương lai, cùng chia sẻ suy nghĩ về gia đình như những người bạn tâm giao, tri kỷ.
Ngược lại, trong kinh doanh, họ không hề kiêng nể nhau, cũng chẳng cần nói lời tâng bốc xã giao mà sẵn sàng đả kích nhau mỗi khi có dịp. Trong số đó, Jobs gay gắt hơn, thể hiện đúng con người khắc nghiệt của ông còn Gates dù chê bai vẫn tỏ ra nhã nhặn.
"Người này luôn nghĩ mình thông minh hơn người kia, nhưng Jobs thường đối xử với Gates như là một kẻ hạng dưới, nhất là trong những vấn đề liên quan tới thẩm mỹ và phong cách", Andy Hertzfield, một trong những nhân viên đầu tiên thuộc bộ phận Macintosh, chia sẻ trong cuốn tiểu sử Steve Jobs của Walter Isaacson.
Jobs-13%5B1124019833%5D.jpgJob-14%5B1124019833%5D.jpg
"Steve Jobs là về cơ bản lập dị và là một sản phẩm lỗi của con người".
"Bill về cơ bản không giàu trí tưởng tượng và chưa bao giờ phát minh thứ gì cả, vì thế tôi nghĩ giờ ông ấy thấy thoải mái với công tác từ thiện hơn là tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực công nghệ".
"Steve thực sự chẳng biết nhiều về công nghệ, nhưng lại có bản năng đáng kinh ngạc về những thứ có thể hoạt động hiệu quả".
"Bill Gates bòn rút ý tưởng của người khác một cách trơ trẽn".
 
"Ngài nghĩ Jobs có gì trong đó? Tôi biết công nghệ của ông ta, chẳng có gì ngoài UNIX được tô vẽ lại và ngài sẽ không thể khiến nó hoạt động trên hệ thống của ngài. Chẳng lẽ ngài không hiểu Jobs không biết gì về công nghệ? Ông ta đơn giản chỉ là một tay bán hàng siêu hạng. Không thể tin ngài lại đưa ra một quyết định ngớ ngẩn đến thế. Ông ta chẳng biết gì về kỹ thuật, 99% những gì ông ta nghĩ và nói đều sai cả. Ngài mua đống rác đó làm gì vậy?" (Gates nói với Gil Amelio thuộc ban lãnh đạo Apple khi hãng này định mua NeXT).
"Bill Gates thích hình dung về ông ta như một con người của sản phẩm, nhưng không phải thế. Ông ta đích thực là một doanh nhân. Với ông ta, chiến thắng trên thương trường quan trọng hơn là tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Ông ta trở thành người giàu nhất thế giới và nếu đó là mục tiêu của ông ta thì ông ta đã đạt được rồi. Nhưng đó không bao giờ là mục tiêu của tôi. Tôi ngưỡng mộ ông ta vì công ty mà ông ta xây dựng, thật ấn tượng và tôi thích làm việc với ông ấy. Ông ấy thông minh và thực sự có khiếu hài hước".
"Khả năng của Steve Jobs trong việc chỉ tập trung vào một số điều quan trọng, tạo giao diện người dùng phù hợp và tiếp thị sản phẩm như những thứ mang tính cách mạng quả là đáng kinh ngạc".
"Vấn đề duy nhất với Microsoft là họ hoàn toàn không có chút khiếu thẩm mỹ nào. Tôi không nói đến những chuyện nhỏ nhặt mà nhìn tổng thể, như cách họ không nghĩ về những ý tưởng nguyên thủy và không đưa nhiều nét văn hóa vào trong sản phẩm".
"Phương pháp tích hợp tỏ ra có hiệu quả khi Steve còn chèo lái. Nhưng không có nghĩa họ sẽ thắng nhiều vòng đấu trong tương lai", Gates nói về mô hình đóng của Apple.
"Tất nhiên, phương pháp phân mảnh cũng hoạt động ổn, nhưng điều đó không tạo ra sản phẩm vĩ đại, mà chỉ là những sản phẩm kém hấp dẫn", Jobs phản bác về mô hình mở của Microsoft.
"Tôi sẽ cho đi rất nhiều để có được sự tinh tế như của Jobs. Ông ấy làm mọi thứ khác biệt và tôi nghĩ điều đó thật kỳ diệu".
 
Sau khi cuốn tiểu sử ra đời, trong đó Isaacson trích dẫn nhiều câu nói cay nghiệt của Steve Jobs dành cho Bill Gates, nhà đồng sáng lập Microsoft chia sẻ: "Tôi tôn trọng Steve, chúng tôi từng làm việc cùng nhau. Chúng tôi thúc đẩy nhau cùng tiến lên ngay cả khi là đối thủ. Những điều ông ấy nói chẳng khiến tôi buồn lòng". Ông nói thêm rằng Jobs cảm thấy như bị "bủa vây" vì Microsoft thành công trong việc bán sản phẩm rẻ hơn Apple và "ông ấy thấy mình là người tốt còn chúng tôi là kẻ xấu. Nhưng điều đó cũng dễ hiểu".

10 lãnh đạo công nghệ nổi tiếng với mức lương chỉ 1 USD

Mặc dù làm trong ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao nhất, thế nhưng nhiều vị lãnh đạo các công ty công nghệ này chỉ có mức lương vỏn vẹn 1 USD.

Là một trong những công việc có mức lương hấp dẫn nhất, thế giới công nghệ đã và đang thu hút hàng triệu nhân tài làm việc trong lĩnh vực này. Mở rộng không chỉ còn ở phần cứng như thời điểm trước đây, những tiện ích trực tuyến cùng phần mềm cũng đang giúp cho nhiều công ty công nghệ "hốt bạc" với sản phẩm họ kinh doanh.

Mặc dù vậy, không phải bất kì nhà lãnh đạo các công ty công nghệ này cũng nhận mức lương cao ngất ngưởng như nhiều người dự đoán. Dưới đây là 10 nhà lãnh đạo nổi tiếng giới công nghệ với mức lương chỉ 1 USD.

1. Steve Jobs - Cố CEO, chủ tịch hội đồng quản trị, đồng sáng lập Apple

10 lãnh đạo công nghệ nổi tiếng với mức lương chỉ 1 USD 1
Được biết tới với tư cách là người lãnh đạo, đưa Apple tới với rất nhiều thành công khác nhau, Steve Jobs cũng nổi tiếng vì chỉ nhận mức lương 1 USD kể từ năm 1998. Đặc biệt hơn nữa, ông không nhận thêm bất kì khoản phụ cấp nào như thưởng hay phí cổ tức thường niên.

10 lãnh đạo công nghệ nổi tiếng với mức lương chỉ 1 USD 2

Steve Jobs

Làm việc tại Apple không đồng nghĩa với việc bạn sẽ có mức lương nhiều người thèm muốn.

Nhiều người nói đùa rằng Steve Jobs sống nhờ vào tiền cho thuê máy bay riêng cũng như... ăn lương vợ. Thế nhưng, ngoài Apple ông còn sở hữu cổ phần tại rất nhiều công ty lớn khác.

2. Terry Semel - Cựu CEO, chủ tịch hội đồng quản trị Yahoo!

10 lãnh đạo công nghệ nổi tiếng với mức lương chỉ 1 USD 3

Được biết tới là người từng thất bại 2 lần trong việc mua lại Google, Terry Semel cũng có khoảng thời gian điều hành Yahoo! khá tệ khi để công ty dịch vụ trực tuyến này thua xa đối thủ Google. Trả mức giá từ 1 tỷ USD cho tới 3 tỷ USD để mua lại Google vào thời kì công ty này mới xuất hiện, Terry Semel nhanh chóng bị thay thế bởi người sáng lập Yahoo, ông Jerry Yang.

Được nhận mức lương 1 USD chỉ trong 1 năm từ 2006 tới 2007, Terry Semel sau khi rời bỏ vị trí CEO Yahoo! đã được công ty này phụ cấp gần 500 triệu USD. Hành động này khiến một số nhân viên làm việc tại Yahoo! lúc đó khá khó chịu vì họ cho rằng Terry Semel đã làm hỏng Yahoo!, đáng ra ông không được nhận khoản tiền nói trên.

3. Jerry Yang - Đồng sáng lập, cựu CEO Yahoo!

10 lãnh đạo công nghệ nổi tiếng với mức lương chỉ 1 USD 4
Ngay sau khi tiếp bước Terry Semel trở thành CEO của công ty dịch vụ trực tuyến Yahoo!, Jerry Yang cũng đồng thời trở thành một trong những CEO nhận mức lương chỉ 1 USD. Mặc dù vậy, tỷ phú Đài Loan chỉ nhận mức lương 1 USD từ năm 2008 cho tới năm 2012 khi ông rời khỏi Yahoo!.

4. Sergey Brin và Larry Page - Hai nhà sáng lập Google

10 lãnh đạo công nghệ nổi tiếng với mức lương chỉ 1 USD 5
Ngay sau khi Google bắt đầu cổ phần hóa vào năm 2004, Sergey Brin lập tức hạ mức lương của mình xuống chỉ còn 1 USD. Mặc dù vậy, người bạn đồng hành của ông là Larry Page phải tới năm 2013 mới nhận mức lương 1 USD. Hiện tại cả Sergey Brin cùng Larry Page đều đang trong danh sách hội đồng quản trị Google và vẫn là những nhân vật được nhắc tới đầu tiên khi kể tên Google.

5. Eric Schmidt - Chủ tịch hội đồng quản trị, cựu CEO Google

10 lãnh đạo công nghệ nổi tiếng với mức lương chỉ 1 USD 6
Gia nhập Google vào năm 2001 sau khi rời Sun Microsystem, Eric Schmidt gây ấn tượng với Sergey Brin cùng Larry Page ngay trong cuộc phỏng vấn đầu tiên. Tháng 3 năm 2001, Eric Schmidt tham gia vào hội đồng quản trị Google và chỉ sau đó 5 tháng ông bước lên vị trí CEO của công ty dịch vụ trực tuyến lớn nhất hành tinh.

Eric Schmidt nhận mức lương 1 USD từ năm 2004 cho tới năm 2010, từ năm 2009 cho tới 2010 ông còn học theo Steve Jobs khi không nhận bất kì khoản phụ cấp nào thêm. Mặc dù vậy vào năm 2011 khi bắt đầu nhận lương trở lại, Eric Schmidt tuột mất vị trí CEO vào tay Larry Page và trở thành chủ tịch hội đồng quản trị, cố vấn cao cấp cho Larry Page cùng Sergey Brin.

Ngoài mức lương 1 USD từ Google, Eric Schmidt kiếm thêm thu nhập từ việc cho thuê máy bay riêng cũng như nhận cổ tức từ nhiều công ty khác nhau.

6. Larry Ellison - Đồng sáng lập, chủ tịch hội đồng quản trị Oracle

10 lãnh đạo công nghệ nổi tiếng với mức lương chỉ 1 USD 7
Được biết tới là một trong những "dân chơi" của làng công nghệ khi sở hữu nhiều căn nhà đắt tiền, du thuyền cũng như máy bay riêng. Larry Ellison hiện đang là người giàu thứ 3 tại Mỹ và giàu thứ 5 toàn thế giới với tổng giá trị tài sản lên tới 52 tỷ USD.

Trước khi nhận mức lương 1 USD vào năm 2010, Larry Ellison từng là một trong những CEO có mức lương cao nhất giới công nghệ. Vào năm 2009, mức lương trung bình của Larry Ellison lên tới 1 triệu USD.

7. Mark Pincus - Chủ tịch hội đồng quản trị, đồng sáng lập Zynga

10 lãnh đạo công nghệ nổi tiếng với mức lương chỉ 1 USD 8
Thành lập nên Zynga, công ty trò chơi nổi tiếng vào năm 2007, Mark Pincus từ đó cũng trở thành CEO của công ty này. Mặc dù vậy, phải tới năm 2013 Mark Pincus mới bắt đầu nhận mức lương 1 USD, chỉ 3 tháng kể từ ngày công bố mức lương 1 USD, Mark Pincus rời khỏi vị trí CEO của Zynga và trở thành giám đốc sản phẩm tại công ty này. Hiện tại, Mark Pincus vẫn nhận mức lương 1 USD kể từ thời điểm tháng 4 năm 2013.

8. Meg Whitman - CEO, thành viên hội đồng quản trị HP

10 lãnh đạo công nghệ nổi tiếng với mức lương chỉ 1 USD 9
Gia nhập HP vào tháng 1 năm 2011 dưới tư cách thành viên hội đồng quản trị, Meg Whitman cũng bắt đầu nhận mức lương 1 USD trong năm 2011. Hiện tại, tổng giá trị tài sản của Meg Whitman đang là 1,9 tỷ USD và bà đang là một trong những người phụ nữ có tầm ảnh hưởng lớn trong giới công nghệ.

9. Elon Musk - Đồng sáng lập PayPal, SpaceX, Tesla Motor

10 lãnh đạo công nghệ nổi tiếng với mức lương chỉ 1 USD 10
Được ví là Iron Man của cuộc sống thật, Elon Musk bắt đầu được giới công nghệ chú ý khi sáng lập nên PayPal, mở màn cho kỉ nguyên thanh toán điện tử. Sau đó Elon Musk tiếp tục làm cả thế giới bất ngờ khi thành lập Tesla Motor cùng những sản phẩm ô tô điện mang thương hiệu Tesla.

Ngoài ra, Elon Musk còn đang phát triển thêm rất nhiều ứng dụng công nghệ ví dụ như khả năng điều khiển 3D như trong phim Iron Man hay Hyperloop - cách thức di chuyển siêu nhanh trong thành phố.

Elon Musk bắt đầu nhận mức lương 1 USD tại Tesla Motor từ tháng 8 năm 2013. Mặc dù vậy, thiên tài công nghệ này hiện vẫn đang giữ chức vụ cao trong hội đồng quản trị của một số công ty khác.

10. Mark Zuckerberg - CEO, chủ tịch hội đồng quản trị, đồng sáng lập Facebook

10 lãnh đạo công nghệ nổi tiếng với mức lương chỉ 1 USD 11

Ông chủ Facebook được đề cao khi tham gia vào câu lạc bộ những CEO có mức lương chỉ 1 USD. Được công bố từ rất lâu thế nhưng phải tới năm 2013, Mark Zuckerberg mới thực hiện được mục tiêu này. Mặc dù vậy, sở hữu lượng cổ phiếu lớn tại Facebook nên Mark Zuckerberg vẫn kiếm được bộn tiền từ cổ tức thường niên.

13 điều cho thấy Steve Jobs là người... không ra gì

Được đánh giá là một thiên tài công nghệ, "phù thủy" Steve Jobs được người hâm mộ Apple ngưỡng mộ, thế nhưng ông lại là ác mộng với những người từng cộng tác cùng.

Đối với những người hâm mộ Apple, Steven Paul Jobs hay còn được biết với cái tên Steve Jobsluôn là một biểu tượng không thể chối cãi, những phát biểu cùng các sản phẩm của ông gây được tiếng vang lớn trên thị trường công nghệ. Có những người hâm mộ Steve Jobs tới nỗi, họ ví ông như một Da Vinci của thời đại mới. Thế nhưng, đối với những người đã từng làm việc cùng hay cộng tác với Steve Jobs, thiên tài công nghệ này nhiều khi trở thành một kẻ ghê gớm đích thức. Dưới đây là một số ví dụ cho nhận định đó.

1. Mắng chửi đối tác vì chậm trễ tiến độ


Công ty VLSI, một công ty sản xuất chip xử lý đã từng có khoảng thời gian không đẹp đẽ với Apple khi họ gặp rắc rối trong quá trình sản xuất và không thể đảm bảo tiến độ kịp với dự kiến từ Apple. Lúc đó, Steve Jobs nhanh chóng tổ chức một buổi họp mặt giữa hai công ty và sử dụng những lời lẽ thô tục để mắng mỏ đại diện từ VLSI. Sau đó, vì sức ép từ phía Apple, VLSI đã kịp với dự định của Apple thế nhưng công ty này đã có một cái nhìn hoàn toàn khác về Steve Jobs cũng như táo cắn dở.

2. "Các anh thì biết mình đang làm cái quái gì!", Steve Jobs

Steve Jobs cho rằng màu xanh của hình ảnh quảng cáo không giống với sản phẩm thật.
Chiếc iMac màu mè đã trở thành một biểu tượng đối với Apple. Thế nhưng trước khi sản phẩm ra mắt, nhóm quảng cáo của Apple đã nhận được cuộc điện thoại từ Steve Jobs với nội dung họ đang làm sai hết định hướng của Apple. Steve Jobs cho rằng màu sản phẩm đã sai hoàn toàn so với thực tế. Mặc cho trưởng nhóm quảng cáo là bạn thân của Steve Jobs, phù thủy công nghệ vẫn dọa dẫm sẽ sa thải nhóm quảng cáo trên.

Thế nhưng, sau khi kiểm tra lại giữa sản phẩm thực tế và ảnh quảng cáo, màu sắc không hề gặp bất kì vấn đề nào. Steve Jobs sau đó đã "nguội" nhưng ông không hề xin lỗi gì sai lầm của mình.

3. Khách sạn 5 sao vẫn là chưa đủ đối với Steve Jobs

Khách sạn 5 sao từng được Jony Ive đặt cho Steve Jobs trong chuyến công tác London.

Jony Ive từng gặp phải vô vàn khó khăn khi phải là người đặt khách sạn cho Steve Jobs. Trong một chuyến đi công tác ở London, Jony Ive đã mạnh tay đặt một phòng sang trọng ở khách sạn 5 sao tại London cho Steve Jobs. Thế nhưng, khi vừa bước vào phòng, Steve Jobs đã kéo tay Jony Ive và nói rằng: "Tôi ghét căn phòng này. Nó chẳng khác gì một đống rác, đi thôi!". Sau đó, Steve Jobs thậm chí còn phàn nàn với nhân viên lễ tân và nói cho anh này biết khách sạn anh đang làm tệ tới mức nào.

4. Trách móc người khác chẳng vì lý do gì

Jony Ive hồi tưởng lại về lần ông cùng Steve Jobs đi uống nước hoa quả trong một khu chợ lớn. Steve Jobs đã trách móc người phục vụ chỉ vì cách thức mà người này làm không đúng với những gì ông mong muốn. Không lâu sau đó, Steve Jobs đã tỏ ra hối hận vì những gì mình làm, cho cùng, người phụ nữ trên cũng chỉ làm đúng như những gì bà được dạy. Thêm vào đó, những hành động của Steve Jobs cũng khá... "vô lễ" khi mà người phục vụ trên tuổi đã cao.

5. Dè bỉu đối thủ để chiêu mộ nhân tài

Chiếc Xerox Star, "thảm họa" công nghệ được Steve Jobs mô tả.

Vào những năm 80 của thế kỉ trước, công ty Xerox nổi lên như một hiện tượng công nghệ. Thế nhưng, chiếc máy tính mà họ cho ra mắt hoạt động kém so với quảng cáo cũng như những sản phẩm cạnh tranh. Steve Jobs cùng nhóm phát triển tại Apple sau đó đã nghiên cứu chiếc máy tính này. Tất nhiên, ông hoàn toàn coi thường nó.

Không lâu sau, Steve Jobs mời Bob Belleville, một trong những người phụ trách thiết kế phần cứng tại Xerox và nói rằng: "Tất cả những gì anh từng làm trong cuộc sống của mình chỉ là một đống rác. Vậy, tại sao anh không tới làm việc cho tôi?". Tất nhiên, Belleville lập tức đồng ý với đề nghị của Steve Jobs.

6. Để mặc con gái một thời gian dài

Có thời điểm, Steve Jobs chối bỏ nghĩa vụ làm cha với Lisa, con gái đầu lòng của Steve Jobs. Mặc dù vậy, không lâu sau đó Steve Jobs đã hoàn tất mọi nghĩa vụ mà ông có thể làm với Lisa, đưa cô về sống cùng ông. Sản phẩm máy tính Apple Lisa cũng được đặt tên dựa trên người con này của Steve Jobs.

7. Sa thải nhân viên mà không thông báo


Khi còn làm việc tại Pixar và tới các kì cắt giảm nhân sự, Steve Jobs tự động sa thải nhiều nhân viên mà không đưa ra bất kì lý do cũng như những giải pháp trợ cấp thất nghiệp. Theo Pamela Kerwin, một cựu nhân viên của Pixar, Steve Jobs nên đưa ra khoảng thời gian 2 tuần trước khi đưa ra quyết định chính thức.

8. "Lừa" bạn để lấy tiền lời

Steve Wozniak (trái) cùng Steve Jobs (phải).

Khi còn làm việc ở Atari, Jobs đã tuyển Steve Wozniak, người mà sau này trở thành đồng sự vớiSteve Jobs tại Apple. Thế nhưng, khi còn làm việc ở Atari, Steve Jobs đã "lừa" Wozniak khi không nói với ông này lợi nhuận đạt được sau đó chiếm một khoản lớn cho riêng mình.

9. Làm khó những người muốn xin việc

Trong cuốn tiểu sử về Steve Jobs, một người từng xin việc vào Apple đã mô phỏng lại cuộc phỏng vấn khó quên với chính Steve Jobs.

"Bạn mất trinh tiết vào lúc bao nhiêu tuổi?", Steve Jobs hỏi. "Ngày hôm nay bạn đã sử dụng ma túy chưa?". Tất nhiên, những câu hỏi đó làm người được phỏng vấn ngượng tím mặt. Mặc cho người này đang loay hoay với những câu hỏi, Steve Jobs vẫn cố "moi" bằng được câu trả lời.

Thế nhưng, không lâu sau đó, những câu hỏi về nghiệp vụ chuyên môn cũng được đưa ra. Tới lúc này, người được phỏng vấn chẳng còn tâm trí nào để tập trung vào những gì Steve Jobs đề cập tới nữa. Tất nhiên, anh ta không được nhận vào công việc mong muốn.

10. Đuổi việc một nhân viên cấp cao trước mặt toàn thể nhóm phát triển


Khi dự án MobileMe của Apple được tung ra vào năm 2008, nó gặp phải rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Thời báo Wall Street Journal lúc đó còn cho rằng đây là sản phẩm thảm hại của Apple, Steve Jobs cùng Apple không nên đưa nó ra khi còn chưa hoàn thiện.

Không lâu sau đó, Steve Jobs họp mặt toàn bộ nhóm phát triển MobileMe hỏi tất cả mọi người mục đích của sản phẩm này và họ phải làm những gì cho sản phẩm đó. Sau  khi nhận được câu trả lời, Steve Jobs nhấn mạnh: "Tại sao tất cả mọi người không làm điều đó?". Ông tiếp nối câu nói của mình bằng việc sa thải trưởng nhóm MobileMe và thay thế Eddie Cue vào vị trí này.

11. Mâu thuẫn với nhóm quảng cáo iPad

Steve Jobs vẫn luôn là một con người cầu toàn, đây cũng là lý do khiến cho những sản phẩm trước đây của Apple luôn luôn hoàn hảo. Vào thời điểm Apple cho ra mắt chiếc máy tính bảng iPad, Steve Jobs tỏ thái độ gay gắt với đoạn quảng cáo sản phẩm này. Ông gặp nhóm quảng cáo sau đó nói với họ rằng: "Đoạn quảng cáo các anh làm rất chán... Chiếc iPad là sản phẩm sẽ thay đổi thế giới, tôi muốn nhìn thấy sự to lớn của sản phẩm. Cái mà các anh cung cấp cho tôi là một đống rác với khả năng hạn hẹp".

Không lâu sau đó, đoạn quảng cáo iPad xuất hiện và sản phẩm này đúng như những gì Steve Jobs nói, đã phần nào thay đổi thế giới công nghệ.

12. Lên án những người chê bai sản phẩm Apple

Đoạn email được Steve Jobs gửi cho Ryan Tate.

Khi phóng viên Ryan Tate của trang thông tin Gawker gửi email hỏi Steve Jobs tại sao Apple lại hạn chế khả năng sáng tạo của các lập trình viên khi viết ứng dụng cho iPad. Mặc cho đoạn email rất đỗi bình thường này, Steve Jobs vẫn trả lời lại với thái độ gay gắt. Câu cuối cùng trong đoạn email, Steve Jobs có nói: "Tiện thể, anh đã làm được cái gì to lớn cho cuộc sống này chưa? Anh đã tạo được sản phẩm nào chưa hay thứ duy nhất anh biết làm chỉ là lên án sản phẩm của người khác cũng như không tôn trọng khả năng phát triển của họ?".

13. Làm tổn thương người khác để gặt hái thành công

Steve Jobs là một thiên tài, thế nhưng ẩn chứa bên trong con người ấy lại là một hung thần khó kiểm soát.

Khi được hỏi về Steve Jobs, những gì Jony Ive kể lại là một con người có tính trẻ con, thường xuyên nóng giận vô cớ. Jony Ive phát biểu: "Khi tôi hỏi Steve Jobs tại sao ông hay nóng giận vì những chuyện nhỏ nhặt, Steve cho rằng ông có tức giận nhưng nó không kéo dài lâu. Cách thức gặt hái thành công của Steve Jobs chính là trở nên nghiêm khắc, rất nghiêm khắc. Steve Jobs cho rằng ông ta có quyền làm điều đó, ông hiểu được cảm giác của những người bị phỉ báng và ông sử dụng cách đó để làm công việc đạt hiệu quả cao hơn".

12 điều không phải ai cũng biết về Bill Gates - Tỷ phú giàu nhất hành tinh

Có khối tài sản khổng lồ nhưng hầu hết trong số đó được Bill Gates dùng làm từ thiện và chỉ để lại cho con cái một số lượng nhỏ.

Hiện nay, trên danh sách những tỷ phú thế giới được tạp chí Forbes cập nhật theo thời gian thực,Bill Gates vẫn xếp ở vị trí số 1. Tuy nhiên với những cống hiến không mệt mỏi và hào phóng cho nhân loại, người sáng lập Microsoft dường như được nhớ với hình ảnh một người chăm làm thiện nguyện hơn là một người có khối tài sản "kếch xù" tiêu... 218 năm không hết.

12 điều không phải ai cũng biết về Bill Gates - Tỷ phú giàu nhất hành tinh 1

Trong một sự kiện chia sẻ, hỏi đáp với người dùng mạng xã hội reddit, Bill Gates tâm sự thứ duy nhất trong danh sách những điều ông muốn làm trước khi qua đời là... sống bất tử.


12 điều không phải ai cũng biết về Bill Gates - Tỷ phú giàu nhất hành tinh 2

Trong một bức thư do Bill Gates viết được đăng tải trên website tổ chức Gates Foundation, người sáng lập Microsoft nói: "Nhìn từ bất kì khía cạnh nào cũng có thể thấy thế giới chúng ta sống đang tốt lên hàng ngày. Mọi người sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Rất nhiều quốc gia từng nằm trong nhóm nhận viện trợ đến nay đã tự có thể phát triển..." Đáng chú ý, Bill Gates còn nhận định vào năm 2035, gần như không còn quốc gia nghèo trên thế giới.


12 điều không phải ai cũng biết về Bill Gates - Tỷ phú giàu nhất hành tinh 3

So sánh vui này được thực hiện bằng tài sản ròng của Bill Gates ở thời điểm hiện tại và danh sách thống kê Tổng sản phẩm quốc nội GDP của các quốc gia năm 2013 được tổng hợp bởi Qũy Tiền tệ Quốc tế IMF.


12 điều không phải ai cũng biết về Bill Gates - Tỷ phú giàu nhất hành tinh 4

Được xem là một người có nhãn quan xuất sắc trong ngành di động nhưng không phải lúc nào các dự đoán của Bill Gates cũng là chính xác. Theo đó, vào năm 2004, Bill Gates từng nhận định vấn đề thư rác sẽ sớm được giải quyết nhanh chóng chỉ trong thời gian 2 năm trong khi đó đến nay vấn đề này vẫn còn vô cùng... nhức nhối.


12 điều không phải ai cũng biết về Bill Gates - Tỷ phú giàu nhất hành tinh 5

Số liệu này được tổ chức Oxfam đưa ra vào cuối tháng 10 năm nay. Với 1 triệu USD, bạn có thể mua được ba chiếc xe mang thương hiệu Ferrari.


12 điều không phải ai cũng biết về Bill Gates - Tỷ phú giàu nhất hành tinh 6

Trang CNN trước đây từng đăng tải một báo cáo cho rằng ba người con của Bill Gates sẽ chỉ nhận được 10 triệu USD trong tổng tài sản của ông. Bill Gates nói: "Tôi không nghĩ số tiền lớn sẽ làm chúng tốt hơn".


12 điều không phải ai cũng biết về Bill Gates - Tỷ phú giàu nhất hành tinh 7

Bill Gates được cho là đã từng tâm sự với các giảng viên Đại học của mình rằng ông sẽ trở thành tỷ phú năm 30 tuổi. Ông hoàn thành mục tiêu này vào năm 31 tuổi, chậm hơn một năm so với dự định. Đây là thời điểm Microsoft chào bán cổ phiếu lần đầu tiên ra thị trường với mức giá 21 USD một cổ phiếu. Đến cuối ngày giao dịch đầu tiên, con số này tăng lên 28 USD một cổ phiếu.

Năm 1992, tạp chí Forbes xếp hạng Bill Gates là người giàu có nhất nước Mỹ và đến năm 1995, ông lần đầu tiên được vinh danh trên cương vị người giàu nhất thế giới.


12 điều không phải ai cũng biết về Bill Gates - Tỷ phú giàu nhất hành tinh 8

Bill Gates ghi danh vào trường Đại học danh tiếng Harvard, tuy nhiên ông chỉ theo học đúng hai năm trước khi bỏ học để thành lập Microsoft cùng người bạn Paul Allen. Tuy vậy, đến năm 2007, Bill Gates được Đại học Harvard trao bằng tiến sỹ danh dự mặc dù chưa bao giờ tốt nghiệp cho những cống hiến của ông.


12 điều không phải ai cũng biết về Bill Gates - Tỷ phú giàu nhất hành tinh 9

Lúc đó, Bill Gates 21 tuổi và một số nguồn tin cho biết Bill Gates đã nộp phạt ngay sau đó với một chiếc ví... đầy tiền.


12 điều không phải ai cũng biết về Bill Gates - Tỷ phú giàu nhất hành tinh 10

6 triệu bệnh nhân này mắc phải các loại bệnh như viêm gan B, sởi, ho gà, bại liệt, bệnh sốt vàng... ở các quốc gia nghèo với cơ sở vật chất y tế còn nhiều yếu kém.


12 điều không phải ai cũng biết về Bill Gates - Tỷ phú giàu nhất hành tinh 11

Bill Gates từng đạt điểm số 1590 trên 1600 cho bài kiểm tra SAT (một kỳ thi chuẩn hóa đầu vào một số trường Đại học ở Hoa Kỳ). Lúc bấy giờ, 1590 điểm SAT được cho là tương đương với IQ 170.


12 điều không phải ai cũng biết về Bill Gates - Tỷ phú giàu nhất hành tinh 12

Nhà của Bill Gates tọa lạc ở bang Washington, Hoa Kỳ với tổng diện tích khoảng 6.100 mét vuông. Được biết, cơ ngơi này mất 7 năm để xây xong và tiêu tốn 63,2 triệu USD. Nhà của Bill Gates được biết đến với những công nghệ tiên tiến được tích hợp bên trong.