Tương tự như một người bảo vệ hoạt động liên tục 24/24, IP Camera giúp bạn giám sát nhân sự trong công sở, quan sát các vật dụng có giá trị tại các cửa hàng thời trang, tiệm vàng… bất cứ nơi đâu nếu bạn có thể truy cập Internet.
IP Camera vừa có tính năng của một hệ thống giám sát video, vừa tận dụng được giao tiếp tiện lợi của mạng IP trong môi trường Internet. Trong khi các camera dạng Analog truyền thống (CCTV) cần có một cơ sở hạ tầng riêng và chỉ hỗ trợ xem trực tiếp thông qua màn hình TV, còn webcam phụ thuộc vào máy tính và định dạng thông qua thiết bị.
Hoạt động của IP Camera
Nhờ vào giao thức TCP/IP trên Internet, bạn có thể truy cập đến từng IP Camera để quan sát từ xa những hình ảnh thu được thông qua trình duyệt web, hay bằng phần mềm. Trình duyệt web cho phép nhiều người truy cập cùng lúc, trong khi đó phần mềm cho phép theo dõi đồng thời nhiều camera (4, 8, 16, 32). Nếu IP Camera hỗ trợ 3G bạn có thể dùng ĐTDĐ hay PDA để xem hình ảnh trong vùng có dịch vụ 3G.
Về phần cứng, một mạng LAN điều khiển IP Camera sẽ gồm Modem ADSL (hay được gọi là ADSL Router); IP Camera nối vào mạng LAN có dây (giao tiếp RJ45) hay không dây (Wireless); Hub/ Switch (nếu ADSL Router thiếu cổng RJ45).
Các IP Camera được nối trực tiếp vào mạng LAN (có dây hay không dây), mỗi IP Camera đều được gán một địa chỉ IP duy nhất. Và vì các IP Camera đều có hỗ trợ dịch vụ DNS động (DynDNS) nên bằng kỹ thuật NAT Port gán tên cho IP Camera, người dùng dễ dàng truy cập từng IP Camera mà không phải nhớ từng địa chỉ IP của chúng.Về phần cứng, một mạng LAN điều khiển IP Camera sẽ gồm Modem ADSL (hay được gọi là ADSL Router); IP Camera nối vào mạng LAN có dây (giao tiếp RJ45) hay không dây (Wireless); Hub/ Switch (nếu ADSL Router thiếu cổng RJ45).
Việc giám sát từ xa qua Internet chính là truy cập đến địa chỉ mạng (WAN) của thuê bao ADSL. Nhưng vì các thuê bao ADSL tại Việt Nam hiện thời phần lớn được các ISP cấp IP động, do đó sẽ cần có một dịch vụ phân giải tên miền miễn phí (như dyndns.org hay no-ip.com) để chuyển đổi địa chỉ WAN IP bị thay đổi theo thời gian và khó nhớ sang tên miền gợi nhớ đã được đăng ký ví dụ (www.khachhang.dyndns.org).
Cấu hình và chế độ xem
Các IP Camera thường được gán một địa chỉ IP mặc định bởi nhà sản xuất. Do vậy cần đặt địa chỉ này cho trùng với các lớp mạng LAN đang dùng và phải là duy nhất (cũng cần lưu ý điều này với máy tính dùng để cài trình điều khiển camera).
Mỗi camera có cần phải mở các cổng điều khiển hình ảnh (video) và âm thanh (audio) để sử dụng. Để hình thu được rõ, bạn hiệu chỉnh vài thông số trên cửa sổ hiển thị hình ảnh của IP Camera bằng cách phóng to / thu nhỏ, chỉnh màu sắc, độ sáng tối…
Thông số quan trọng nhất vẫn là đường truyền. Với các đường thuê bao riêng (leased line), hình ảnh thực sự rõ nét và khớp với âm thanh. Với đường thuê bao ADSL, tốc độ tải lên thấp nên cần lưu ý. Tốc độ 256 Kbps đủ tốt để xem video, nhưng nếu cần tiết kiệm băng thông để truy cập đồng thời nhiều camera thì có thể giảm xuống 128 Kbps, khi đó màu sắc sẽ không được tự nhiên, hình ảnh chuyển động sẽ bị giật và nhòe hình.
Lựa chọn IP Camera
Tùy theo mục đích sử dụng và khả năng tài chính mà bạn chọn IP Camera cho phù hợp. Có những camera phát ra tia hồng ngoại dùng được cho cả ban đêm hay tính năng motion detect phát hiện khi thấy có sự chuyển động trong vùng kiểm soát sẽ gửi thông tin cảnh báo qua email hay tải lên web bằng giao thức FTP. Một số camera còn được tích hợp microphone hỗ trợ đàm thoại hai chiều nếu được nối thêm với một loa bên ngoài.
Để tăng cường chất lượng hình ảnh cần xem xét đến các tính năng zoom (quang học và số). Với loại IP Camera không dây giúp lắp đặt tiện lợi hơn, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa lại tiết kiệm tiền mua cáp. Một số IP Camera cho phép xem bằng ĐTDĐ / PDA sẽ tiện lợi hơn cho người thường xuyên di chuyển. Trong khi đó một vài loại có chức năng Pan / Tilt cho phép chỉnh xoay ngang 270 độ, xoay dọc 90 độ. Camera dạng DOME hỗ trợ chức năng PoE (cấp nguồn thông qua cáp mạng) thường sử dụng để gắn trên trần nhà cần có tính thẩm mỹ cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét